Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Hướng dẫn cách “chữa cháy” khi ô tô không vừa garage

Lái ô tô mới về nhà là một trong những điều tuyệt vời nhất, nhưng cảm xúc nhanh chóng tụt xuống nếu bạn nhận ra nó không vừa với garage/nhà để xe của mình.



Nếu bạn bị rơi vào tình cảnh ngang trái này, thì chí ít hãy mỉm cười và thôi thở dài vì chí ít, bạn chắc chắn không phải là người duy nhất. Không ít người mua xe lần đầu không tính tới việc để xe ở đâu hoặc có sự nhầm lẫn trong việc đo đạc không gian trong nhà.

Mẹo “ăn gian” kích thước garage

Đầu tiên, hãy gỡ bỏ những giá để đồ hoặc những bóng đèn phụ ra khỏi garage để garage thêm thông thoáng. Hãy chắc rằng garage đó là nhà chuyên để xe chứ không phải kho để đồ - nơi bạn để mọi thứ ít khi dùng tới vào đây.
Bạn cũng có thể thay những lốp xe bé hơn hoặc giảm xóc thấp hơn cho xe. Tuy nhiên, đây cũng là phương pháp được liệt vào hàng “cực chẳng đã”. Nhiều người hay nhầm lẫn rằng “xì hơi” lốp xe sẽ hạ thấp được chiều cao xe. Tuy nhiên, việc làm này không “ăn gian” được quá nhiều kích thước mà còn khiến bạn bất tiện hơn mỗi khi sử dụng đến xe.
Một cách khác để khắc phục là nâng nóc. Tuy nhiên, nếu bạn là người đặt nặng vấn đề tâm linh và không muốn động chạm tới nóc thì việc hạ thấp nền là điều có thể xoay chuyển tình thế. Việc làm này có thể khiến khi cửa không đóng kín được như ban đầu. Tuy nhiên, ít nhất, xe của bạn sẽ có thể tiến vào garage mà không chạm nóc.

Một trong những ý tưởng để tiết kiệm không gian.

Những lưu ý khi đo đạc

Trong trường hợp bạn chưa mua ô tô mới mà đã có sẵn một garage trong nhà, hãy nhớ đo đạc thật chuẩn xác để tránh rơi vào tình huống trên.
Trước tiên, hãy luôn nhớ giảm bớt kích thước vừa đo được để trừ hao bởi bạn sẽ khó lường trước garage có vuông vắn hay không; có bản lề nào nhô ra hay không; hay cửa/đồ đạc/vật dụng,… trong garage có chiếm thêm bao nhiêu phần diện tích,…
Tiếp đến, bạn không nên dựa theo kích thước chiều dài xe mà nhà sản xuất cung cấp. Khá nhiều hãng sản xuất không tính kích thước của cản trước và cản sau vào chiều dài tổng thể của xe. Hoặc khi mua xe, bạn rất dễ bị thuyết phục lắp thêm phụ kiện, điều càng khiến chiều dài/rộng/cao của xe tăng lên. Cách tốt nhất là đo đạc kích thước chính xác của mẫu xe ở showroom.
Đừng quên đo chiều cao xe và kiểm tra khoảng sáng gầm xe. Đây đều là những thông số quan trọng bởi rất có thể chiếc ô tô mới có thể chạm gầm, va vào cửa cuốn phía trên garage,…

Những lưu ý đối với garage để ô tô

Đối với những ai sắp mua ô tô và định xây garage để xe thì dưới đây là một số lưu ý có thể tham khảo.

Garage ô tô cần là nơi dẫn ngay ra cổng để tránh việc phải lái lòng vòng khi ra/vào.

Thông thường, một garage ô tô phải có kích thước tối thiểu 3x5 mét nếu bạn muốn để vừa một sedan cỡ nhỏ như Kia Morning. Nếu bạn chọn những sedan lớn hơn như Mazda3 thì thông số này phải lên ngưỡng 3x5,5 mét. Garage thường phải chứa thêm một số vật dụng liên quan tới ô tô. Do đó, tùy mục đích sử dụng và tùy vào việc bạn muốn chưa bao nhiêu xe, hãy cân nhắc thật kỹ diện tích và số tiền có thể bỏ ra.
Sau đó, trong quá trình xây garage, hãy chọn thiết kế đơn giản và phù hợp với ngôi nhà. Lời khuyên của các chuyên gia là hãy chọn vật liệu dễ lau chùi bởi garage ô tô là nơi thường xuyên bám bẩn.
Hệ thống thoát nước cũng là một trong những điều cần lưu ý vì bạn sẽ phải thường xuyên vệ sinh nơi đây trong quá trình sử dụng sau này.

Garage cũng cần thông thoáng hết sức có thể để tránh nóng và bớt mùi xăng/dầu. Nơi đây cũng là nơi cấm kỵ với mọi chất dễ gây cháy/nổ. Hãy nhớ trang bị bình cứu hỏa để đề phòng những tình huống xấu có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Cách lái xe ô tô số tự động an toàn và tiết kiệm xăng

1. Cách vận hành khi lái xe số tự động:
Hộp số tự động của xe ô tô thường hiển thị các ký hiệu sau đây: P (Parking) = đậu xe; R (Reverse) = lùi xe; N (Neutral) trạng thái tự do, D (Drive) chạy tốc độ thường; D3 (Drive 3) chạy xe tốc độ chậm khi vào đoạn đường không tráng nhựa, khó đi, và 2,1 (drive 2,1) dành cho đường khó đi hơn.
Tùy theo hiệu xe và đời xe sẽ có các ký hiệu khác nhau và nhiều hay ít số hơn, nhưng đa phần các số P, R, N và D là căn bản. Trước khi lái xe, bạn nên đọc sách chỉ dẫn sử dụng xe (car instruction manuals) khoảng 5 phút thì bạn sẽ nắm bắt được các thông tin cần thiết liên quan đến cách sử dụng cần số tự động.

Khi bắt đầu cuộc hành trình, người lái xe chỉ cần đưa cần số từ P xuống R (nếu cần phải lùi xe) hoặc từ P xuống D để xe chạy bình thường và không cần bận tâm đến việc phải dùng tay phải để vô số như xe số sàn. Khi đến đích, người lái xe đưa cần số về lại P để đậu xe. Khi vào những đoạn đường không tráng nhựa, tùy theo địa hình dốc cao, bạn có thể chọn 3, 2, hoặc 1 để vượt qua, xong rồi trở về D để chạy bình thường.
Khi ngừng đèn đỏ ngắn vẫn để cần số ở vị trí D, thả chân ga và đạp chân thắng (bằng chân phải). Dùng N khi cần phải đẩy xe hoặc được xe khác kéo (towing). Việc chuyển từ D sang D3, 2 và 1 (hoặc ngược lại) được thực hiện trong lúc xe đang chạy với vận tốc vừa phải (có quy định trong sách hướng dẫn).

Lưu ý: Trong mọi trường hợp, không sử dụng chân trái.


Ưu điểm của xe số tự động là cho phép người lái xe tập trung hơn vào việc điều khiển vì họ không cần phải bận tâm vào thời điểm nào phải vào số nào, đạp chân nào, cho phép họ điều khiển xe bằng cả hai tay hoặc họ có thể thư giản tay phải (và chân trái) để thực hiện những thao tác khác.
Bên cạnh đó, khuyết điểm của xe số tự động là tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn xe số sàn và không cho phép người lái xe chủ động trong việc điều khiển vận tốc. Vì những lý do đó mà xe số tự động hay được phái nữ ưa chuộng và một số đông nam giới sử dụng.
Tùy theo hiệu xe, loại xe và năm sản xuất mà cần số được thiết kế đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Thông thường các loại xe 4-5 chỗ (sedan) và 5-7 chỗ (SUV) có cần số được đặt chính giữa ghế của người lái và ghế của hành khách (center console). Các loại xe 7 chỗ khác như mini van hoặc bán tải (pick-up truck) lại có thiết kế cần số gắn liền với trục tay lái để không gian sàn được thông thoáng hơn. Đặc biệt, đối với một loại xe thể thao Ferrari, Lamborghini, Bugatti… lại sử dụng nút bấm thay cho cần số.
Cho dù bạn lái xe có hộp số loại nào, bạn nên dành ít thời gian tìm hiểu về xe đó trước khi tham gia giao thông, hầu hết tất cả thông tin về xe được ghi rõ trong cuốn “Hướng dẫn sử dụng xe” do nhà sản xuất cung cấp.
Cuối cùng vấn đề quan trọng nhất khi lái xe vẫn là: hiểu luật giao thông, kỹ năng điều khiển xe và phản xạ đối phó tình huống khẩn cấp.

2. Những lưu ý khi lái xe số tự động để an toàn và tiết kiệm xăng.
– Ngay trước khi khởi động động cơ, bạn phải thực hiện thao tác: đạp hết bàn đạp phanh, đặt cần số ở vị trí “P”, kéo phanh tay.
– Luôn đạp phanh khi chuyển cần số sang vị trí khác. Đừng bao giờ đặt chân lên bàn đạp ga khi đang chuyển cần số từ vị trí “P” hoặc “N” sang bất kỳ vị trí nào khác trên cần số.
– Không nên ấn nút khóa trên cần số thường xuyên, bởi vì cần số có thể vô tình chuyển qua vị trí “R”.
– Không nên chuyển cần số sang vị trí “N” khi xe đang di chuyển. Tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra trong trường hợp bạn vô tình chuyển cần số về vị trí “P” hoặc “R” hoặc do xe không được phanh bằng động cơ.
– Hãy luôn đặt chân lên bàn đạp phanh khi chuyển số sang vị trí “N” hoặc chuyển từ vị trí “N” sang vị trí khác để tránh nguy cơ mất điều khiển.
– Nếu đèn báo vị trị cần số nhấp nháy khi bạn đang lái xe, có thể có lỗi ở hộp số tự động. Hãy mang xe đến xưởng dịch vụ để được kiểm tra càng sớm càng tốt.
– Trước khi chuyển vị trí cần số khi động cơ đang hoạt động và xe đứng yên, hãy đạp hết bàn đạp phanh để ngăn xe tiến về phía trước. Xe sẽ bắt đầu di chuyển khi vào số, đặc biệt là khi tốc độ động cơ tăng cao, ở chế độ cầm chừng cao (khi máy nguội) hoặc khi điều hòa được bật. Chỉ nên nhả phanh khi bạn đã sẵn sàng để lái xe đi.
– Luôn sử dụng chân phải để đạp phanh. Sử dụng chân trái khi đạp phanh có thể làm giảm phản xạ phanh trong trường hợp khẩn cấp.
– Để tránh tăng tốc đột ngột, đừng bao giờ đạp ga khi chuyển cần số từ vị trí “P” hoặc “N”.
– Nếu bạn đạp chân ga và chân phanh cùng lúc sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả phanh và gây mòn má phanh bất thường.
– Không nên đạp ga khi bàn đạp phanh đang được nhấn và xe đang dừng vì có thể gây hư hỏng hộp số tự động.
– Tránh đặt các chai lọ hoặc các vật khác dưới sàn bởi vì chúng có thể lăn và gây kẹt bàn đạp phanh/ bàn đạp ga.
– Tránh mang dép khi lái xe bởi vì quay dép hoặc đế dép có thể móc vào bàn đạp ga hoặc bàn đạp phanh gây cản trở việc điều khiển xe.

Nguồn: http://www.trungtamdaynghelaixe.com/

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Những lưu ý quan trọng dành cho lái mới để lên, xuống dốc an toàn

Đôi khi chính những thói quen lái xe ô tô lại vô tình trở thành "thủ phạm" gây lãng phí nhiên liệu, hao tốn không ít tiền bạc của bạn.


Đối với những người ít kinh nghiệm về sử dụng ô tô, đặc biệt là các tay lái mới, lên/xuống dốc là một trong những kỹ năng rất khó và dễ để xảy ra tai nạn.


Các chuyên gia đào tạo có kinh nghiệm về lái xe ô tô khuyên các lái mới nên chú ý một số điểm sau:

1. Trước khi lên hay xuống dốc (đặc biệt là với các dốc cao và dài), cần phải kiểm tra lại côn, phanh trước/sau, số và ga bộ lốp. Nếu phát hiện thấy bộ phận nào chưa chỉnh thì phải tiến hành xử lý kỹ thuật ngay. 

2. Lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó. Cần tuyệt đối tránh không đi bằng số mo (0) lúc xuống dốc bởi làm như vậy rất dễ bị trơn trượt, căn đường kém chính xác và phanh gấp kém hiệu quả khi cần. 

3. Khi leo dốc cao, phải đi số phù hợp với tính năng của từng loại xe và trọng lượng hàng hóa trên xe. Chú ý đến thao tác kỹ thuật "nhanh và nhạy" khi cần giảm sốc để tiếp tục bò lên dốc, tránh để bị kẹt số. Trường hợp số bị dừng ở mo (0) sẽ làm ô tô bị tụt dốc, đặc biệt là khi xe chở nặng. 

4. Xe đang xuống dốc, dốc càng dài, xe lao càng nhanh. Nếu xảy ra sự cố bất ngờ cần phải phanh gấp thì lời khuyên dành cho các lái mới là sử dụng "tổng hợp" cả phanh trước và sau, giảm số, giảm ga, thả côn. 

5. Khi xe ô tô xuống dốc khúc quanh (hay dốc cua "tay áo"), lái xe cần di chuyển bám vào phần đường bên phải của mình, không chạy nhanh nhằm hạn chế lực ly tâm làm lật xe hay xử lý phanh không kịp thời sẽ dẫn đến sự cố lao xe xuống vực. 

6. Khi ô tô xuống dốc phà, đặc biệt là dốc đứng: Khi xe xuống dốc và bánh xe chạm vào cầu dẫn, lái xe cần cho xe dừng lại vài giây để giảm số rồi mới bò tiếp lên phà. 

Nguồn : http://banxehoi.com/

Những thứ cần làm quen khi lái xe lạ

Vị trí các nút điều khiển, ước lượng kích thước cũng như động cơ xe là những thứ lái xe cần làm quen khi cầm lái một chiếc xe lạ.

Không đơn giản như xe máy, các chức năng đơn giản, kích thước nhỏ hẹp, vận hành na ná nhau, mỗi chiếc ôtô là một thế giới khác. Do đó, các tài xế dù là lái mới hay tài già đều không tránh khỏi các trường hợp thấy bỡ ngỡ khi ngồi sau vô-lăng một chiếc xe lạ, chưa từng lái thử bao giờ.

Để làm chủ chiếc xe trên đường, theo các tài xế kinh nghiệm qua nhiều loại xe hơi, lái xe cần nắm bắt một số thông tin cơ bản về xe như dưới đây, để đảm bảo hành trình an toàn, thư giãn nhất.

1. Ước lượng kích thước, tầm nhìn


Việc đầu tiên là quan sát từ bên ngoài trước khi bước vào xe để có cái nhìn tổng thể. Ngồi ở ghế lái, chỉnh ghế để vừa tầm nhìn, tầm chân đạp cũng như tay tới vô-lăng sao cho thoải mái nhất. SUV, hatchback hay sedan lại có chiều dài mui trước, sau khác nhau, bán kính vòng quay khác nhau. Do đó, quan sát kỹ các gương, cẩn thận khi xoay sở trong không gian hẹp để không va quệt.Nhìn để biết xe thuộc số sàn hay số tự động là việc quá dễ dàng và hiển nhiên phải biết cho những người đã có bằng lái, do đó đương nhiên làm cho xe chạy được. Nhưng để chắc chắn xe không va quệt khi lùi, quay vòng, rẽ thì tài xế cần ước lượng được kích thước và tầm nhìn khi ngồi ở ghế lái.

2. Làm quen phản ứng


3. Làm quen bảng điều khiển


Đây là những yếu tố quan trọng nhất giúp xe di chuyển, do đó cần nắm thật rõ để làm chủ. Không đạp chân phanh, ga hay đánh lái như ở xe đã quen. Cẩn thận đưa xe ra những đoạn đường vắng, thử độ đàn hồi, độ nhạy chân ga, phanh. Ví như xe Đức thường có độ trễ hơn xe Nhật. Vô-lăng thủy lực hay trợ lực điện có độ nặng khác nhau, số vòng quay cũng không giống nhau trên các dòng khác nhau, như xe thể thao thường gắt, số vòng quay ít hơn xe dân dụng.


Các nút bấm trên vô-lăng, khóa cửa, lên/hạ kính, xi-nhan, đèn, gạt mưa… có nhiều điểm tương đồng nhất trên hầu hết các dòng xe, còn lại những hỗ trợ khác thì mỗi xe một kiểu.Thực tế, dù không cần làm quen bảng điều khiển mà chỉ cần biết chân ga, phanh, số đã có thể đưa xe chạy bình thường, nhưng trên đoạn đường dài hay có tình trạng giao thông phức tạp thì sẽ trở thành lái xe tồi.

Đặc biệt với những xe nhiều công nghệ thì việc làm quen hết các nút điều chỉnh có thể là áp lực cho tài xế lạ, mất cả tiếng đồng hồ là chuyện bình thường. Tốt nhất, hãy hỏi chủ nhân của xe về các tiện ích nếu nhìn qua không hiểu được chức năng là gì để không tốn thời gian mày mò.

4. Động cơ xe


Nhiều tài xế nghĩ động cơ xe không quan trọng cho lắm vì với tình trạng giao thông chung thì “một chấm” hay “hai chấm” cũng na ná nhau. Nhưng thực tế lại khác nhiều, đặc biệt khi phải dấn thân vào những địa hình khắc nghiệt như leo đèo, qua đường lầy hay cát. Do đó, ngoài việc thử chân ga thì hãy hỏi chủ xe hoặc nắm thông tin về chiếc xe đang điều khiển có sức mạnh cỡ nào sẽ dễ bề điều khiển.

 

Theo Vnexpress

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

Lái xe trên cao tốc nên giữ khoảng cách bao nhiêu?

Khi lái xe trên cao tốc, nhiều tài xế có thói quen "bám đuôi" xe trước, tạo ra khả năng tai nạn liên hoàn cao nếu xe phía trước giảm tốc đột ngột.



Lái xe trên cao tốc nên giữ khoảng cách bao nhiêu?.Lái xe trên cao tốc nên giữ khoảng cách bao nhiêu?

Khi di chuyển trên cao tốc, hầu hết các xe đều có tốc độ cao, vì vậy mà việc giữ khoảng cách giữa các xe càng trở nên quan trọng, liên quan trực tiếp đến vấn đề an toàn và các nguy cơ như tai nạn liên hoàn.

Theo Điều 12, Thông tư số 13/2009/TT – BGTVT ngày 17/7/2009 của Bộ Giao thông vận tải, có ghi rõ và khoảng cách an toàn giữa các xe trên các loại đường khác nhau, như đường cao tốc, đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng:

1. Trong trường hợp thời tiết tốt, mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn tùy theo tốc độ được quy định như sau:

Xe chạy tốc độ 60 km/h: Khoảng cách an toàn là 30 m

Xe chạy tốc độ 60 - 80 km/h: Khoảng cách an toàn là 50 m

Xe chạy tốc độ 80 - 100 km/h: Khoảng cách an toàn là 70 m

Xe chạy tốc độ 100 - 120 km/h: Khoảng cách an toàn là 90 m

2. Đối với trường hợp trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn, đặc biệt là các vùng có địa hình quanh co, đèo dốc thì tài xế cần chú ý giữ khoảng cách lớn hơn bình thường.

Thực tế, kinh nghiệm sử dụng xe lâu năm cho thấy rất khó để có thể tuân thủ được được khoảng cách theo quy định trên. Đặc biệt ở Việt Nam có nhiều tài xế giữ thói quen "nối đuôi", dễ tạo cơ hội cho tai nạn liên hoàn. Vậy nếu khi chạy xe, làm sao để xác định được khoảng cách của xe mình và xe trước?

Trên cao tốc, thường có khá nhiều biển báo ghi khoảng cách an toàn (biển chỉ dẫn 0 m - 50 m - 100 m).

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhẩm tính theo giây. Bí quyết giữ khoảng cách an toàn khi lái xe là chỉ cần giữ khoảng cách bằng khoảng 2-3 giây so với xe trước, trong trường hợp thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế (sương mù, mưa to, đường trơn trượt) thì khoảng cách an toàn là 4-5 giây.

Các tài xế nhiều kinh nghiệm lái xe ô tô cùng khuyên rằng, tuyệt đối không bám đuôi xe khác ở tốc độ cao vì lúc này sẽ rất khó phản xạ cho kịp. Đặc biệt ở Việt nam đang triển khai chính sách "đèn vàng" nên nếu đi trong nội thành bạn cần giữ đủ khoảng cách để tránh va chạm nếu có xe phanh gấp do đèn vàng.



Nguồn : http://banxehoi.com/

Những mẹo vặt bỏ túi cho tài xế Việt

Có khoảng 2.000-3.000 chi tiết để cấu tạo nên một chiếc xe ô tô, nhưng đối với người sử dụng, không phải ai cũng nhớ hết ngay cả những bộ phận thường dùng trên chiếc xe mình đã gắn bó lâu năm.
Khá nhiều bác tài có kinh nghiệm lái xe ô tô hàng chục năm vẫn không hề biết tác dụng của nút Shift Lock bên cạnh cần số tự động, tìm vị trí đặt bình xăng thông qua ký hiệu hay số L dùng để làm gì. Dưới đây là một số mẹo vặt mách nước cho tài xế Việt:

1. Tìm vị trí nắp bình xăng


Trong trường hợp mượn hoặc thuê xe ô tô tự lái, khá nhiều tài xế không kiểm tra trước nắp bình xăng được bố trí bên nào. Thực ra, trên bảng điều khiển có một ký hiệu nhỏ để chỉ nơi đặt bình xăng, đó là một tam giác nhỏ nằm ngay cạnh ký hiệu bình xăng trên đèn báo nhiêu liệu. Hướng mũi tên chỉ sang bên hông nào, bên đó sẽ là nơi có nắp bìn xăng.

2. Tác dụng nút Shift Lock


Trong những trường hợp xe hết ắc-quy, chết máy giữa đường thì phải làm thế nào để chuyền cần số về N để đẩy hoặc kéo xe đi? Câu trả lời chính là sử dụng nút Shift Lock được đặt ngay cạnh cần số ô tô, có chức năng mở khóa giúp tài xế thực hiện sang số ngay cả khi xe không nổ máy.

3. Chức năng của số L


Những chiếc xe đời cũ thường có thêm số L nằm bên cạnh số D. Khi xe vận hành bình thường, cần số ở vị trí D, nhưng khi cần lực kéo lớn để vượt xe hoặc leo dốc, xuống dốc, tài xế cần chuyển về số thấp hơn. 

Số L (Low) được hiểu như số 1 - số có sức kéo cao nhất, thường được sử dụng cho các trường hợp khởi động ngang dốc cao, xe chở nặng hay khi đổ đèo dài...

4. Chuyển chế độ chống chói cho gương chiếu hậu


Để chuyển sang chế độ này, tài xế chỉ cần vươn tay gạt một lẫy nhỏ đằng sau gương xuống, gương sẽ chống chói.

5. Mồi thuốc


Đối với tài xế hút thuốc, chức năng này đã không còn xa lạ và được sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, với phụ nữ hoặc những người không hút thuốc thường không hiểu rõ cách sử dụng bộ phận này.

Hiện nay, nhiều tài xế đã mua thêm cổng chuyển đổi từ tẩu thuốc sang USB để sạc điện thoại hay nghe nhạc.

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Những kỹ thuật lái xe chuyên nghiệp giúp bạn lái xe an toàn hơn

Một số nước châu Âu buộc xe bật đèn cả ngày, trong khi Mỹ quy định bật 30 phút trước khi mặt trời lặn.
Nghị định 46/2016 ban hành mới đây sửa đổi những mức phạt vi phạm giao thông so với những nghị định trước là 171/2013. Trong đó, từ 1/8 tới, các phương tiện không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn sẽ bị xử phạt. Mức xử phạt cao nhất đối với người lái ôtô vi phạm là 800.000 đồng, người lái xe máy là 100.000 đồng.
Quy định mới này nêu rõ thời gian bật đèn cụ thể là từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ hôm sau, trong khi trước đó nghị định 171/2013 chỉ quy định là bật đèn khi trời tối, tầm nhìn hạn chế. Không bật đèn trong những trường hợp này cũng bị xử phạt.
Ở các nước trên thế giới, quy định bật đèn cũng tùy nơi và thường không có công thức chung. Ở những nước lớn theo hình thức liên bang, mỗi bang lại có một quy định khác nhau.
Ví như ở Ontario (Canada), thời gian quy định chung chung là bật từ 30 phút trước khi mặt trời lặn và tắt 30 phút sau khi mặt trời mọc, đồng thời bật khi thời tiết xấu như mưa, tuyết, sương mù, những điều kiện khiến tầm nhìn rõ xe trước giảm xuống dưới 150 m. Thời gian mặt trời lặn, mọc sẽ được quy định khác nhau tùy vào mỗi mùa và từng hình thái thời tiết, khí hậu.
Ở Mỹ, theo DMV.org, quy định cũng tùy từng bang, nhưng hầu như đều theo những luật lệ chung. Tài xế phải bật đèn khi trời tối và điều kiện tầm nhìn kém do thời tiết. Một số bang cũng sử dụng công thức 30 phút trước và sau khi mặt trời lặn, mọc giống ở Canada. Đồng thời luật một số bang còn quy định phải bật đèn mỗi khi đi qua những công trường xây dựng.
Tương tự, ở Nhật, thời gian quy định để bật đèn là khi mặt trời lặn và tắt đèn khi mặt trời mọc. Tuy nhiên, hầu hết các nước phát triển như Mỹ, châu Âu hay Nhật hiện nay đều quy định xe phải có đèn chạy ban ngày để tăng khả năng nhận biết, giảm thiểu tai nạn giao thông. Nếu xe không có đèn ban ngày thì tài xế phải bật đèn pha, chuyển sang chế độ chiếu gần để thay thế.
Thái Lan thì quy định, khi trời bắt đầu chuyển tối hơn, tầm nhìn giảm xuống dưới 150 m thì tài xế phải bật đèn. Thậm chí ở một số nước còn có quy định bật đèn khắc nghiệt hơn nhiều, đặc biệt ở châu Âu. Ví như Na Uy, luật quy định xe phải bật đèn cả ngày mỗi khi lăn bánh, thậm chí giữa mùa hè, một số nơi ở nước này mặt trời không lặn thì tài xế cũng phải bật đèn. Đây cũng là quy định ở Thụy Điển cũng như các nước khác thuộc bán đảo Scandinavi.
Trở lại Việt Nam, quy định mới cụ thể hơn, tránh những tranh cãi trước đây giữa CSGT và tài xế khi bị thổi phạt không bật đèn pha. Có ý kiến lại cho rằng như vậy là cứng nhắc, vì thời tiết sáng tối là khác nhau giữa các miền và các mùa.
Phần đông tài xế lâu năm lại tỏ ra ủng hộ, bởi lẽ quy định giờ cụ thể chỉ để hạn chế khoảng thời gian tránh những tranh cãi không cần thiết. Nếu 19 giờ trời vẫn sáng thì bật đèn pha cũng không ảnh hưởng gì, lại tăng khả năng nhận biết cho xe khác, giảm va chạm. Còn nếu mùa đông, khi 18 giờ trời đã tối thì đương nhiên lúc này tài xế tự biết bật đèn để an toàn hơn.
“Trong khoảng thời gian 19 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau không bật thì bị phạt, chứ đâu có ai phạt vì bật đèn từ 18 giờ và để đèn cả ban ngày đâu”, một tài xế nhận định.
Nguồn: VnExpress

5 lời khuyên giúp chị em phụ nữ lái xe an toàn hơn

Việc lái xe ô tô với phụ nữ luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, 5 lời khuyên dưới đây có thể giúp chị em đảm bảo an toàn cho bản thân và cả những người xung quanh.
1. Không sử dụng giày cao gót khi lái xe
Nhiều chị em đam mê thời trang thường diện những bộ đồ điệu đà cùng chiếc giày cao gót để tôn thêm vóc dáng cho mình. Tuy nhiên, việc đi giày cao gót để lái xe ô tô lại là một thảm hoạ vì có thể làm tăng nguy cơ tai nạn. Mặt tiếp xúc nhỏ, hẹp khiến chân dễ trượt khỏi bàn đạp. Hậu quả sẽ thật khó lường nếu đó là một tình huống phanh khẩn cấp. Bên cạnh đó, đôi gót dài có thể mắc kẹt làm vô hiệu hóa đôi chân của người lái. Bản thân đế giày cao cùng làm giảm cảm giác về lực đạp ga, phanh và làm giảm khả năng phản ứng của chân trong tình huống khẩn cấp.

Để đảm bảo an toàn, các chị em có thể mang theo sẵn một đôi giày gót bệt để thay cho đôi giày cao gót trước khi lái xe.
2. Điều chỉnh ghế ngồi, vô-lăng, kính chiếu hậu cho phù hợp
Vị trí ngồi trên xe ô tô là rất quan trọng. Việc ngồi đúng vị trí, tư thế khi lái xe sẽ giúp chị em có góc nhìn tốt nhất và cảm giác thoải mái nhất khi phải lái xe. Bên cạnh đó, vô-lăng được điều chỉnh vừa tầm sẽ giúp việc các chị em sẽ không bị mỏi tay, mỏi vai hoặc các triệu chứng ảnh hưởng xấu tới xương. Gương chiếu hậu được điều chỉnh phù hợp sẽ cho góc nhìn tối ưu nhất, hạn chế điểm mù trên thân xe và chị em có thể dễ dàng quan sát được 2 bên cũng như phía sau khi đang lái xe.
Ngoài ra, chị em cũng nên nhớ nguyên tắc “rời chân ga là rà chân phanh” để không bị nhầm lẫn giữa chân ga và chân phanh, tránh những va chạm đáng tiếc khi mất tập trung.
3. Không cho người lạ đi nhờ xe
Việc chị em lái xe luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm bởi phụ nữ với khả năng tự vệ thấp và dễ mất tập trung là “con mồi” ưa thích của các đối tượng xấu. Chính vì thế, các chị em khi lái xe không nên cho người lạ đi nhờ bởi việc này sẽ gây nhiều rủi do cho bản thân. Bên cạnh đó, khi có người lạ bất ngờ nói chuyện bên ngoài thì chị em nên chú ý khoá hết cửa xe và chỉ mở 1/2 kính để nói chuyện, tránh trường hợp kẻ gian lợi dụng chui vào xe từ cửa phụ hoặc cướp giật tài sản thông qua cửa kính của xe.

4. Không làm việc riêng khi lái xe
Khi lái xe, chị em nên bỏ qua các việc riêng như trang điểm, chỉnh trang quần áo hay cả việc nghe điện thoại và trả lời tin nhắn. Tất cả những việc này đều rất nguy hiểm bởi chỉ cần một chút lơ là, tình huống bất ngờ sẽ có thể ập đến. Chị em phụ nữ thường hay luống cuống khi xử lý những tình huống khẩn cấp, từ đó có thể dẫn đến những va chạm, tai nạn đáng tiếc.
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác, chị em cần tập trung vào việc quan sát tình hình giao thông trước mắt và hai bên hông xe. Nếu cần làm việc riêng thì nên dừng xe sát lề đường, về số và kéo phanh tay.
5. Đi đúng tốc độ, phần đường theo quy định, tuân thủ luật giao thông

Việc đi đúng tốc độ, đúng phần đường quy định sẽ giúp phụ nữ tránh được những rắc rối về mặt pháp lý khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, việc đi đúng luật giao thông đường bộ sẽ tăng cường khả năng an toàn cho bản thân chị em và cho cả những người tham gia giao thông khác.
(Theo autopro.com)

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

Kỹ thuật lái xe số tự động (AT) xuống dốc bạn đã lái xe chuẩn chưa? (P.1)

Kỹ thuật lái xe số tự động (AT) xuống dốc bạn đã lái xe chuẩn chưa? Bài viết chia sẻ với các bạn Kỹ thuật lái xe số tự động (AT) xuống dốc sao cho đúng.
Dù là xe số sàn hay số tự động thì khi xuống dốc ta cũng phải hết sức cẩn thận và luôn phải làm chủ tốc độ.
– Xuống dốc là xe số tự động bị rơi vào tình trạng chạy theo quán tính. Xe càng to, trọng lượng càng lớn, tốc độ chủ động ( tốc độ của xe chạy khi ta đạp ga) của xe càng lớn thì quán tính của xe càng lớn. Chạy bằng số càng cao xuống dốc thì quán tính của xe số tự động cũng càng lớn. xe số tự động chạy xuống dốc nhanh vượt ý muốn buộc ta phải phanh, phanh càng nhiều thì phanh càng nóng, càng chóng hỏng do má phanh bị mòn vẹt hoặc cháy đen bóng loáng. Có trường hợp do má phanh cũ mòn nhiều, chất lượng giảm đáng kể, hoặc má phanh dán bị lỗi chế tạo, khi xe số tự động bị phanh gấp đã bong cả má phanh rơi ra ngoài. Do những lý do trên mà khi ta lái xe số tự động xuống dốc, lái xe số tự động nên giảm tối đa dùng phanh, chỉ phanh khi thật sự cần thiết. Nếu ít phanh thì xe số tự động sẽ chạy nhanh quá, vậy ta cũng phải biết sử dụng hộp số đúng kỹ thuật, việc này là hết sức cần thiết vì liên quan đến an toàn.
– Một số người nói rằng: Khi lên dốc bằng số nào thì khi xuống dốc cũng bằng số đó. Tôi không tán thành với ý kiến đó. Vì sao vậy? Thực tế cho thấy là: rất ít con dốc có dộ dốc khi lên và xuống giống nhau. Lại nữa: tình trạng mặt đường, và đặc điểm địa lý, địa hình, cũng như thực tế tình trạng giao thông cũng khác nhau của hai bên dốc. Nếu bạn nào đã từng đi miền núi nhiều thì sẽ dễ dàng thấy ngay điều đó, vì vậy nếu chỉ máy móc áp dụng kiểu “ lên dốc bằng số nào, thì xuống dốc bằng số đó ” là không hợp lý, xa rời thực tế. Với cách đi cứng nhăc kỹ thuật như vậy làm mất đi tính thực tế và đẩy người lái vào những tình huống lúng túng khó xử.
Để xuống đèo, dốc an toàn, ta nên tùy độ dốc thực tế của con Dốc, tình trạng địa lý, tình trạng địa hình, tình trạng tham gia giao thông mà quyết định sẽ để cần số ở vị nào. Tốc độ an toàn của xe số tự động khi xuống dốc là tốc độ mà người lái vẫn làm chủ được khi xuống dốc mà ít phải dùng phanh – xuống dốc bằng ga là chủ yếu. Xuống dốc bằng ga là khi xuống dốc ta vẫn chủ yếu đi bằng ga chứ không phải để xe số tự động chạy theo quán tính. Trên tất cả các xe số tự động AT, ngoài các vị trí truyền thống còn có thêm các vị trí của cần số được đánh số, số lượng các vị trí số này phụ thuộc vào số lượng số của hộp số. Về cơ bản: những vị trí được đánh dấu bằng số này ( …4,3,2, L) chỉ dùng để phanh động cơ khi lái xe xuống dốc. Phanh động cơ là chức năng nhờ lực cản của động cơ để giảm bớt quán tính của xe số tự động khi xuống dốc. Thí dụ: ở vị trí số đánh dấu bằng số 4, thì hộp số chỉ tự động chuyển lên số cao nhất là số 4. Ở vị trí đánh dấu số 3 thì hộp số chỉ tự động chuyển lên số cao nhất là số 3.
Tương tự như vậy cho vị trí được đánh dấu bằng số 2…Dầu là xe có số Sàn hay xe số tự động AT thì cũng phải sử dụng chức năng phanh động cơ khi xuống dốc. Sự khác nhau của 2 dòng xe này chỉ ở chỗ: Xe số sàn thì phải đạp côn, đệm phanh rồi mới về số, còn xe số tự động AT thì chỉ đệm phanh rồi dùng tay phải gạt cần số về vị một trong các vị trí… 4, hoặc 3, hoặc 2, hoặc L. Thực tế lái qua nhiều năm thì tôi chưa bao giờ phải phanh động cơ ở vị trí số L dù phải xuống đèo dốc rất lớn. Khi ta lái xe số tự động AT xuống dốc mà thấy xe trôi nhanh ngoài ý muốn, thì ngay lập tức phải đệm phanh và gạt cần số xuống một trong những vị trí được đánh số mà tôi nếu trên. Nếu gạt về vị trí được đánh số rồi mà xe vẫn lao theo quán tính, thì ta cần nhanh chóng đệm phanh và gạt cần số xuống vị trí đánh số thấp hơn. Xuống dốc đúng kỹ thuật là: Lái thế nào mà xe vẫn chủ yếu chạy bằng sự điều khiển chân ga của người lái. Người lái đã có kinh nghiệm nhiều thì chỉ một lần gạt cần số đến vị trí được đánh dấu bằng số là được khi đã nhìn thấy con dốc, ít khi phải chuyển hai lần. Nếu khi gạt cần số xuống vị trí được đánh số mà chưa đủ lực phanh động cơ thì xe vẫn trôi theo quán tính vượt quá tốc độ mà người lái có thể làm chủ.
– Nếu chuyển cần số đến số quá thấp thì xe số tự động chạy bị gằn, vòng tua lên cao. Đi như thế rất hại xe và làm cho người lái điều khiển xe số tự động không thể nào lả lướt được, lúc đó bạn nên đẩy cần số lên vị trí cao hơn. Nếu để cần số ở vị trí số quá cao thì xe số tự động sẽ chạy bằng quán tính quá lớn – phải phanh nhiều sẽ chóng hỏng phanh mà gây ra nguy hiểm, vì vậy mà phải nhanh chóng đệm phanh và chuyển cần số xuống số thấp hơn.
– Khi để cần số ở vị trí phù hợp với từng con dốc, ta có thể lái xe số tự động xuống dốc an toàn và bay bướm, lả lướt ôm cua mà vẫn tuyệt đối an toàn, vẫn có thể làm chủ được tốc độ, vẫn có thể phanh lại khi cần, thậm chí dừng hẳn xe trong trường hợp cần thiết.
– Để xe số tự động chạy bằng quán tính vượt quá tốc độ rồi mới phanh liên tục khi xuống dốc là việc làm sai kỹ thuật, đẩy người lái và hành khách trên xe vào tình trạng nguy hiểm. Nếu phanh động cơ ở vị trí số lớn quá, để xe chạy quá nhanh rồi mới giảm số ( phanh động cơ) cũng sai kỹ thuật, vì khi xe đang chạy quá nhanh mà về số có thể làm xe số tự động khựng lại vì thế mà dễ toi hộp số. Đúng kỹ thuật là: Chỉ cần thấy dấu hiệu xe số tự động chạy theo quán tính quá lớn là phải ngay lập tức đệm phanh để giảm bớt tốc độ rồi nhanh chóng giảm số ngay – nhờ việc giảm số này mà xe số tự động được hãm bớt lại do lực cản của động cơ.

– Một số người cho rằng không được phanh khi ôm cua. Tôi không tán thành quan điểm này. Nếu đang ôm cua mà gặp sự cố phía trước, tắc đường, lở núi, súc vật thả rông, oto hoặc xe máy ngược chiều lấn đường thì sẽ ra sao nếu không phanh xe? Nhiều khi không những phải phanh mà còn phải phanh để dừng xe lại ngay tại góc Cua. Nếu xe chạy nhanh quá thì tất nhiên là không thể phanh để dừng khẩn cấp – đây là lý do mà tôi khuyên các bạn đi đường miền núi nên cẩn thận, chạy tốc độ vừa phải để vẫn có thể làm chủ được tốc độ và hóa giải được tình huống khẩn cấp. Trước khi vào cua thì người lái đã phải giảm tốc độ, bắt đầu vào cua thì quay volang nhẹ nhàng vừa đủ để chuyển hướng ôm cua. Theo cảm giác lái và tốc độ vào cua mà quay volang, tránh quay volang quá nhiều làm xe lắc đuôi. Hết Cua thì nhẹ nhàng từ từ trả lái, tránh trả lái quá gấp mà làm xe lắc đuôi. Tuyệt đối không được thả để volang tự quay.

Nissan Navara EL – Bán tải một cầu số tự động thực dụng cho dân thành thị

Để tăng sức cạnh tranh cho dòng xe Navara, Nissan đã nhanh chóng ra mắt mẫu xe Nissan Navara EL với những thay đổi không ngờ để có thể giảm giá thành nhưng vẫn đảm bảo những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng Việt Nam.

Nissan Navara phiên bản một cầu số tự động với mã hiệu EL vừa được ra mắt hồi tháng 4/2016 vừa qua đã đánh vào đúng phân khúc đang còn thiếu trên thị trường xe bán tải hiện này là “một chiếc xe bán tải, sử dụng một cầu mang lại giá thành hợp lý nhưng lại được trang bị hộp số tự động 7 cấp mang lại cảm giác vận hành thoải mái cho khách hàng“.
Thiết kế ngoại thất – Không có nhiều thay đổi
Vẫn giữ nguyên kiểu dáng bệ vệ của một chiếc xe bán tải với chiều dài 5.255mm cùng chiều dài cơ sở 3.150mm, Nissan Navara EL vẫn mang lại không gian thoải mái rộng rãi bên trong xe cùng phần thùng xe có khả năng chịu tải khoảng 1 tấn. Một số thay đổi nhỏ của Nissan Navara EL chính là ở việc nhà sản xuất đã hạ thấp khoảng sáng gầm xe từ 230mm ở phiên bản VL, SL xuống còn 225mm ở EL. Nhưng bù lại góc thoát đầu xe của Nissan Navara EL lại tăng lên 33 độ so với 32,4 độ ở phiên bản VL và SL. Bên cạnh đó, Nissan Navara EL cũng chỉ được trang bị vành đúc kích thước 16″ tương tự như ở phiên bản Nissan Navara E hai cầu với hộp số sàn 6 cấp
Nissan Navara EL với hộp số tự động 7 cấp cùng hệ dẫn động 1 cầu với mức giá hợp lý – 649 triệu đồng.
Ngoài ra, để giảm giá thành cho chiếc xe Nissan Navara EL, nhà sản xuất cũng cắt bỏ các tiện nghi ngoại thất của xe như hệ thống đèn LED định vị ban ngày, đèn pha chỉ là loại Halogen,… Nói chung về cơ bản, Nissan Navara EL được tối giản các chi tiết trang trí ngoại thất nhưng cũng không có quá nhiều thay đổi so với các phiên bản trước đó của Navara .
Trang thiết bị nội thất – Đơn giản, tiết kiệm nhưng thực dụng
Không cầu kỳ nhiều các trang thiết bị như phiên bản cao cấp VL, Nissan Navara EL được tối giản nhiều trang thiết bị bên trong khoang lái nhưng những gì còn lại của Navara EL lại là những thứ cần thiết và cơ bản của một lái xe trên hành trình của mình.
Nội thất đơn giản nhưng thực dụng của Nissan Navara EL đáp ứng đủ những yêu cầu cơ bản của các lái xe.
Bên trong Nissan Navara EL khách hàng sẽ chỉ được trang bị ghế bọc nỉ, điều khiển cơ cùng bảng điều khiển trung tâm đơn giản với màn hình đơn sắc, điều hoà cơ một vùng, chìa khoá cơ tích hợp khoá/mở cửa xe từ xa… và tất nhiên xe cũng không có những kết nối giải trí như màn hình màu 5″ hay Bluetooth. Nhưng bù lại, lái xe vẫn có thể tận hưởng dàn âm thanh 6 loa tương tự như bản VL với kết nối ipod/iphone thông qua cổng USB tích hợp trên xe. Với một phiên bản giá rẻ dành cho số đông khách hàng thì như vậy là đủ để thư giãn trên những cung đường.

Ghế bọc nỉ cùng không gian nội thất ốp nhựa tuy không mang lại cảm giác sang trọng nhưng lại giúp giảm giá thành của Nissan Navara EL cũng như vừa đủ để phục vụ những nhu cầu cơ bản cho hành khách trên xe.
Nissan Navara EL có vô-lăng ba chấu nhưng lại không có những nút bấm điều khiển tích hợp

Thông qua kết nối USB, Nissan Navara EL vẫn đủ thông minh để nhận diện các thiết bị ngoại vi để chơi nhạc qua dàn âm thanh 6 loa của mình

Hàng ghế sau vẫn đủ rộng rãi cho 3 người lớn và vẫn có cửa gió giúp làm mát nhanh hơn.
Động cơ, tính năng và trang thiết bị an toàn:
Không như những mẫu xe bán tải của các hãng khác với nhiều lựa chọn về động cơ, Nissan Navara EL vẫn được trang bị động cơ DOHC 4 xy-lanh thẳng hàng 16 van tích hợp turbo VGS với dung tích 2.488cc và hệ dẫn động một cầu cùng hộp số tự động 7 cấp. Thế nhưng các kỹ sư của Nissan đã tinh chỉnh lại để công suất tối đa của Nissan Navara EL chỉ ở mức 161 mã lực tại vòng tua 3.600 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại đạt 403Nm tại vòng tua 2.000 vòng/phút.

Nissan Navara EL là chiếc bán tải một cầu đầu tiên tại Việt Nam được trang bị hộp số tự động 7 cấp Mang lại cảm giác lái và tăng tốc mượt mà
Các tính năng và trang thiết bị an toàn trên Nissan Navara EL cũng không đầy đủ như phiên bản VL nhưng lại là những tính năng an toàn vừa đủ để đảm bảo sự yên tâm cho hành khách trên các chuyến đi. Cụ thể có thể kể đến hệ thống 2 túi khí ở hàng ghê lái, hệ thống chống bó cưng phanh ABS, hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD và hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA. Bên cạnh đó, tính năng báo động chống trộm cũng được tích hợp trên Nissan Navara EL.
Hệ thống dẫn động cầu sau cùng hộp số tự động 7 cấp lừa đủ cho hành trình trong phố, đường trường và cả những cung đường đèo núi vừa phải.
Tương tự như những người anh em VL, SL E, ở phiên bản Nissan Navara EL vẫn được sử dụng kết cấu khung xe dạng Zone Body chia thân xe làm 2 vùng: vùng an toàn và vùng hấp thụ xung lực va chạm. Các cửa ra vào cũng được trang bị các thanh bảo vệ để ngăn chặn các tác động từ 2 bên thân xe, giữ cho tất cả hành khách an toàn nếu xảy ra va chạm từ phía trước và phía bên. Ngoài ra, hệ thống treo sau của xe cũng không phải loại lá nhíp mà là hệ thống treo liên kiết đa điểm nên cũng mang lại cảm giác êm ái hơn cho Nissan Navara EL trên các hành trình. Tại thị trường Việt Nam, đây là chiếc xe bán tải đầu tiên được trang bị hệ thống treo sau đa liên kết này.
Vận hành Nissan Navara EL – Vừa đủ cho mọi yêu cầu
Điểm khác biệt hoàn toàn của Nissan Navara EL so với các anh em VL, SL, E hay cả các đối thủ khác trong cùng phân khúc chính là việc sử dụng hệ thống dẫn động một cầu sau nhưng lại được trang bị hộp số tự đồng 7 cấp. Do đó, Nissan Navara EL có nhiều lợi thế hơn khi một mình một phân khúc xe bán tải giá rẻ với trang bị hộp số tự động.
Vận hành Nissan Navara EL khá thoải mái với hộp số tự động 7 cấp 2WD.
Bước vào bên trong Nissan Navara EL, mẫu xe này vẫn mang lại cảm giác quen thuộc dù rằng nhiều trang thiết bị tiện nghi đã bị loại bỏ. Thế nhưng, cảm giác rộng rãi, vị trí ngồi thoái mái, góc nhìn thoáng cùng khả năng cách âm tốt của chiếc xe vẫn được giữ nguyên.
Vặn nhẹ chìa khoá, khối động cơ 2.5L của Nissan Navara EL rung lên báo hiệu đã sẵn sàng khởi động, đạp nhẹ chân ga, vòng tua máy đã nhanh chóng vọt lên hơn 1.750 vòng/phút và chiếc xe khẽ chồm về phía trước nếu người lái xe chưa quen với việc điều phối chân ga của cỗ máy dầu 161 mã lực này. Với mô-men xoắn 403Nm tại vòng tua 2.000 vòng/phút, Nissan Navara EL cho cảm giác tăng tốc khá tốt ngay từ khi bắt đầu khởi hành và nếu không kìm chân ga lại thì rất có thể bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác dính lưng khi “đạp ga sát ván” cùng Nissan Navara EL. Tất nhiên, hệ thống tăng áp VGS được trang bị trên động cơ của Nissan Navara EL cũng giúp lái xe có thể dễ dàng tăng tốc cho Navara EL trong những pha vượt xe trên đường trường.
Kết cấu Zone Body cùng hệ thống treo liện kết đa điểm đảm bảo sự chắc chắn khi vào cua hay cả sự êm ái khi Nissan Navara EL vận hành.
Hộp số 7 cấp của Nissan Navara EL có thể khiến những người mới lần đầu làm quen hơi bất ngờ khi đi trong phố vì sự sang số chậm ở vòng tua khoảng 2.200 vòng/phút ở cấp số thấp từ 1-3 khiến xe có thể hơi giật cục khi đi chậm – điều này có thể giúp xe tận dụng được lực kéo của động cơ khi ở cấp số thấp . Tuy nhiên, khi đã nhuần nhuyễn chân ga thì Nissan Navara EL lại khá thoải mái khi vận hành trên phố bởi người lái sẽ không cần phải liên tục dồn chân côn, đẩy cần số như hai người anh em sử dụng hộp số sàn 6 cấp SL và E. Chạy thử Nissang Navara EL trên đường trường, ở tốc độ cao cùng cấp số từ 4-7 thì chiếc xe lại sang số êm ái hơn rất nhiều và thật khó để nhận biết thời điểm xe sang số khi ở tốc độ trên 70km/h.
Một điểm nổi bật nữa của Nissan Navara EL chính là ở hệ thống treo liên kết đa điểm ở phía sau giúp chiếc xe di chuyển êm ái hơn trên những cung đường hơi xấu. Tất nhiên, với hệ thống khung dạng hộp với kết cấu Zone Body, chiếc xe này cũng mang lại cảm giác vào cua chắc chắn và êm ái hơn nhiều mẫu xe bán tải khác cùng phân khúc.

Vô-lăng của Nissan Navara EL vẫn là loại trợ lực thuỷ lực tương tự những người anh em VL, S và E nên mang lại cảm giác hơi nặng khi di chuyển chậm trong phố và hơi nhẹ khi đi ở tốc độ cao trên đường cao tốc.
Qua thử nghiệm các cung đường từ đô thị, đường trường và cả một chút đèo núi tại khu vực Nghĩa Lộ, Yên Bái có thể thấy Nissan Navara EL đáp ứng khá tốt các yêu cầu đa dạng của khách hàng Việt khi vừa có thể là một chiếc xe ô tô gia đình thuận tiện thoải mái với hộp số tự động cùng 5 chỗ ngồi và cũng có thể là một chiếc xe bán tải thương mại cho phép chuyên chở hàng hoá phục vụ nhu cầu vận chuyển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mức tiêu thụ nhiên liệu của Nissan Navara EL khá dễ chịu khi chỉ tốn trung bình 9,8 lít dầu/100km đường hỗn hợp với khoảng 12 lít/100km đường đô thị và 7,6 lít/100km đường trường.
Kết luận:
Có thể nói, Nissan Việt Nam đã rất khôn khéo khi đưa ra một mẫu xe bán tải đánh đúng vào phân khúc còn thiếu của dòng xe này trên thị trường Việt Nam khi mà nhiều khách hàng cần một chiếc xe bán tải với kích thước bệ vệ, khả năng chịu tải tốt, giá thành hợp lý nhưng lại thoải mái khi vận hành. Với mức giá 649 triệu, Nissan Navara EL có thể sẽ trở thành mục tiêu hướng tới của những khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh gia đình đang tìm kiếm một chiếc xe phục vụ nhu cầu đi lại và cả nhu cầu vận tải doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nguồn: http://autopro.com.vn/

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Vượt ổ gà thế nào để đỡ hại xe nhất?

Trong điều kiện đường sá nhiều ổ voi, ổ gà như Việt Nam thì bạn cần học cách lái làm sao để xe ít bị ảnh hưởng và hao mòn nhất.

Việc đi đường gặp ổ gà dường như là một câu chuyện quá đỗi quen thuộc tại nước ta, bất kể ở thành phố hay vùng đồng quê. Thực tế, khi gặp ổ gà thì bất cứ lái xe nào cũng sẽ giật mình, đạp phanh và đánh lái để tránh. Dù vậy, cũng không ít trường hợp xe không thể tránh được mà bắt buộc phải đi qua ổ gà. Vậy khi đó, bạn nên điều chỉnh như thế nào để xe đỡ bị tổn hại nhất.
Các chuyên gia giàu kinh nghiệm lái xe ô tô cho rằng, bạn không nên giữ phanh khi đi qua ổ gà. Nguyên nhân là bởi nếu bạn giữ phanh thì bánh xe sẽ đi chậm lại và dễ rơi xuống hố. Theo quán tính, nó sẽ đập mạnh vào mép ổ gà, dễ bị hư hỏng do trọng lực rơi vào điểm va chạm, nhất là khi bánh xe không lăn.
Vượt ổ gà thế nào để đỡ hại xe nhất?
Trong trường hợp này, lốp sẽ là khu vực bị ảnh hưởng lớn nhất, trên lốp sẽ xuất hiện các vết khứa nếu như miệng hố có cạnh sắc hoặc xe vào hố với tốc độ cao. Nếu như ổ gà này quá lớn có thể khiến vành xe bị cong vênh, đặc biệt nếu vành xe càng mỏng thì nguy cơ hỏng càng lớn.
Thực tế, sự va đập sẽ được hấp thụ bởi hệ thống treo, cụ thể, vật đàn hồi (lò xo, nhíp) có thể bị gẫy và bạn khó có thể thấy lái xe êm ái được như trước. Cẩm nang kinh nghiệm sử dụng xe ô tô lâu năm luôn chỉ rõ rằng, việc vượt ổ gà nhiều lần có thể khiến liên kết trong hệ thống treo không còn chắc chắn, bị lỏng, cong vênh hay thậm chí là gãy.
Vậy nên, lời khuyên khi bạn gặp ổ gà là hãy tránh ổ gà nếu có thể, chú ý giữ khoảng cách với xe trước để nhìn thấy mặt đường, tránh để xe sau mình bất ngờ.
Nếu bắt buộc phải đi qua ổ gà, bạn nên ngừng đạp phanh trước khi đi qua ổ gà, bất kể là ổ gà có rãnh sâu hay nhô lên. Bởi nếu vượt ổ gà ở tốc độ bình thường thì lốp xe sẽ tiếp tục lăn từ bên này sang bên kia, phân bố lực va chạm sang nhiều vùng tốt hơn. Dù vượt hố trong điều kiện tốc độ cao sẽ cho người lái cảm giác nguy hiểm nhưng tổn hại đưa cho xe sẽ được giảm xuống.
Nguồn: oto-xemay.vn