Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

Kỹ thuật lái xe số tự động (AT) xuống dốc bạn đã lái xe chuẩn chưa? (P.1)

Kỹ thuật lái xe số tự động (AT) xuống dốc bạn đã lái xe chuẩn chưa? Bài viết chia sẻ với các bạn Kỹ thuật lái xe số tự động (AT) xuống dốc sao cho đúng.
Dù là xe số sàn hay số tự động thì khi xuống dốc ta cũng phải hết sức cẩn thận và luôn phải làm chủ tốc độ.
– Xuống dốc là xe số tự động bị rơi vào tình trạng chạy theo quán tính. Xe càng to, trọng lượng càng lớn, tốc độ chủ động ( tốc độ của xe chạy khi ta đạp ga) của xe càng lớn thì quán tính của xe càng lớn. Chạy bằng số càng cao xuống dốc thì quán tính của xe số tự động cũng càng lớn. xe số tự động chạy xuống dốc nhanh vượt ý muốn buộc ta phải phanh, phanh càng nhiều thì phanh càng nóng, càng chóng hỏng do má phanh bị mòn vẹt hoặc cháy đen bóng loáng. Có trường hợp do má phanh cũ mòn nhiều, chất lượng giảm đáng kể, hoặc má phanh dán bị lỗi chế tạo, khi xe số tự động bị phanh gấp đã bong cả má phanh rơi ra ngoài. Do những lý do trên mà khi ta lái xe số tự động xuống dốc, lái xe số tự động nên giảm tối đa dùng phanh, chỉ phanh khi thật sự cần thiết. Nếu ít phanh thì xe số tự động sẽ chạy nhanh quá, vậy ta cũng phải biết sử dụng hộp số đúng kỹ thuật, việc này là hết sức cần thiết vì liên quan đến an toàn.
– Một số người nói rằng: Khi lên dốc bằng số nào thì khi xuống dốc cũng bằng số đó. Tôi không tán thành với ý kiến đó. Vì sao vậy? Thực tế cho thấy là: rất ít con dốc có dộ dốc khi lên và xuống giống nhau. Lại nữa: tình trạng mặt đường, và đặc điểm địa lý, địa hình, cũng như thực tế tình trạng giao thông cũng khác nhau của hai bên dốc. Nếu bạn nào đã từng đi miền núi nhiều thì sẽ dễ dàng thấy ngay điều đó, vì vậy nếu chỉ máy móc áp dụng kiểu “ lên dốc bằng số nào, thì xuống dốc bằng số đó ” là không hợp lý, xa rời thực tế. Với cách đi cứng nhăc kỹ thuật như vậy làm mất đi tính thực tế và đẩy người lái vào những tình huống lúng túng khó xử.
Để xuống đèo, dốc an toàn, ta nên tùy độ dốc thực tế của con Dốc, tình trạng địa lý, tình trạng địa hình, tình trạng tham gia giao thông mà quyết định sẽ để cần số ở vị nào. Tốc độ an toàn của xe số tự động khi xuống dốc là tốc độ mà người lái vẫn làm chủ được khi xuống dốc mà ít phải dùng phanh – xuống dốc bằng ga là chủ yếu. Xuống dốc bằng ga là khi xuống dốc ta vẫn chủ yếu đi bằng ga chứ không phải để xe số tự động chạy theo quán tính. Trên tất cả các xe số tự động AT, ngoài các vị trí truyền thống còn có thêm các vị trí của cần số được đánh số, số lượng các vị trí số này phụ thuộc vào số lượng số của hộp số. Về cơ bản: những vị trí được đánh dấu bằng số này ( …4,3,2, L) chỉ dùng để phanh động cơ khi lái xe xuống dốc. Phanh động cơ là chức năng nhờ lực cản của động cơ để giảm bớt quán tính của xe số tự động khi xuống dốc. Thí dụ: ở vị trí số đánh dấu bằng số 4, thì hộp số chỉ tự động chuyển lên số cao nhất là số 4. Ở vị trí đánh dấu số 3 thì hộp số chỉ tự động chuyển lên số cao nhất là số 3.
Tương tự như vậy cho vị trí được đánh dấu bằng số 2…Dầu là xe có số Sàn hay xe số tự động AT thì cũng phải sử dụng chức năng phanh động cơ khi xuống dốc. Sự khác nhau của 2 dòng xe này chỉ ở chỗ: Xe số sàn thì phải đạp côn, đệm phanh rồi mới về số, còn xe số tự động AT thì chỉ đệm phanh rồi dùng tay phải gạt cần số về vị một trong các vị trí… 4, hoặc 3, hoặc 2, hoặc L. Thực tế lái qua nhiều năm thì tôi chưa bao giờ phải phanh động cơ ở vị trí số L dù phải xuống đèo dốc rất lớn. Khi ta lái xe số tự động AT xuống dốc mà thấy xe trôi nhanh ngoài ý muốn, thì ngay lập tức phải đệm phanh và gạt cần số xuống một trong những vị trí được đánh số mà tôi nếu trên. Nếu gạt về vị trí được đánh số rồi mà xe vẫn lao theo quán tính, thì ta cần nhanh chóng đệm phanh và gạt cần số xuống vị trí đánh số thấp hơn. Xuống dốc đúng kỹ thuật là: Lái thế nào mà xe vẫn chủ yếu chạy bằng sự điều khiển chân ga của người lái. Người lái đã có kinh nghiệm nhiều thì chỉ một lần gạt cần số đến vị trí được đánh dấu bằng số là được khi đã nhìn thấy con dốc, ít khi phải chuyển hai lần. Nếu khi gạt cần số xuống vị trí được đánh số mà chưa đủ lực phanh động cơ thì xe vẫn trôi theo quán tính vượt quá tốc độ mà người lái có thể làm chủ.
– Nếu chuyển cần số đến số quá thấp thì xe số tự động chạy bị gằn, vòng tua lên cao. Đi như thế rất hại xe và làm cho người lái điều khiển xe số tự động không thể nào lả lướt được, lúc đó bạn nên đẩy cần số lên vị trí cao hơn. Nếu để cần số ở vị trí số quá cao thì xe số tự động sẽ chạy bằng quán tính quá lớn – phải phanh nhiều sẽ chóng hỏng phanh mà gây ra nguy hiểm, vì vậy mà phải nhanh chóng đệm phanh và chuyển cần số xuống số thấp hơn.
– Khi để cần số ở vị trí phù hợp với từng con dốc, ta có thể lái xe số tự động xuống dốc an toàn và bay bướm, lả lướt ôm cua mà vẫn tuyệt đối an toàn, vẫn có thể làm chủ được tốc độ, vẫn có thể phanh lại khi cần, thậm chí dừng hẳn xe trong trường hợp cần thiết.
– Để xe số tự động chạy bằng quán tính vượt quá tốc độ rồi mới phanh liên tục khi xuống dốc là việc làm sai kỹ thuật, đẩy người lái và hành khách trên xe vào tình trạng nguy hiểm. Nếu phanh động cơ ở vị trí số lớn quá, để xe chạy quá nhanh rồi mới giảm số ( phanh động cơ) cũng sai kỹ thuật, vì khi xe đang chạy quá nhanh mà về số có thể làm xe số tự động khựng lại vì thế mà dễ toi hộp số. Đúng kỹ thuật là: Chỉ cần thấy dấu hiệu xe số tự động chạy theo quán tính quá lớn là phải ngay lập tức đệm phanh để giảm bớt tốc độ rồi nhanh chóng giảm số ngay – nhờ việc giảm số này mà xe số tự động được hãm bớt lại do lực cản của động cơ.

– Một số người cho rằng không được phanh khi ôm cua. Tôi không tán thành quan điểm này. Nếu đang ôm cua mà gặp sự cố phía trước, tắc đường, lở núi, súc vật thả rông, oto hoặc xe máy ngược chiều lấn đường thì sẽ ra sao nếu không phanh xe? Nhiều khi không những phải phanh mà còn phải phanh để dừng xe lại ngay tại góc Cua. Nếu xe chạy nhanh quá thì tất nhiên là không thể phanh để dừng khẩn cấp – đây là lý do mà tôi khuyên các bạn đi đường miền núi nên cẩn thận, chạy tốc độ vừa phải để vẫn có thể làm chủ được tốc độ và hóa giải được tình huống khẩn cấp. Trước khi vào cua thì người lái đã phải giảm tốc độ, bắt đầu vào cua thì quay volang nhẹ nhàng vừa đủ để chuyển hướng ôm cua. Theo cảm giác lái và tốc độ vào cua mà quay volang, tránh quay volang quá nhiều làm xe lắc đuôi. Hết Cua thì nhẹ nhàng từ từ trả lái, tránh trả lái quá gấp mà làm xe lắc đuôi. Tuyệt đối không được thả để volang tự quay.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét